VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Thông tin công khai đề tài cấp Tỉnh mã số đề tài H14.ĐTXHCT.04/24

THÔNG TIN CÔNG KHAI ĐỀ TÀI CẤP TỈNH CAO BẰNG

 

1. Thông tin chung:

- Tên đề tài: Nghiên cứu, đánh giá giá trị di sản và ứng dụng trí tuệ nhân tạo mô phỏng quá trình thành tạo các danh thắng quốc gia tiêu biểu tại công viên địa chất non nước Cao Bằng, phục vụ phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng.

- Mã số đề tài: H14.ĐTXHCT.04/24

- Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Văn Hà

- Các thành viên thực hiện chính và thư ký khoa học:

TT

Họ và tên,

học hàm học vị

Chức danh
thực hiện đề tài

Tổ chức công tác

1

TS. Vũ Văn Hà

Chủ nhiệm

Viện Địa chất

2

TS. Hoàng Văn Thà

Thư ký Khoa học

Viện Địa chất

3

TS. Nguyễn Minh Quảng

Thành viên chính

Viện Địa chất

4

TS. Nguyễn Chí Dũng

Thành viên chính

Viện Địa chất

5

ThS. Đặng Minh Tuấn

Thành viên chính

Viện Địa chất

6

ThS. Trần Văn Phong

Thành viên chính

Viện Địa chất

7

ThS. Nguyễn Thị Mịn

Thành viên

Viện Địa chất

8

TS. Lê Đức Lương

Thành viên

Viện Địa chất

9

ThS. Ngô Thị Đào

Thành viên

Viện Địa chất

10

PGS. TS. Doãn Đình Lâm

Thành viên

CTV Viện Địa chất

11

KS. Vũ Việt Dũng

Thành viên

Công ty TNHH Alfa Studio

12

ThS. Phạm Ngọc Đạt

Thành viên

Viện Địa chất

13

ThS. Dương Thị Ninh

Thành viên

Viện Địa chất

14

KS. Trần Đăng Tuấn

Thành viên

Viện Địa chất

15

ThS. Phạm Hồng Trang

Thành viên

Viện Địa chất

16

CN. Hoàng Thị Huyền

Thành viên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Cao Bằng

17

CN. Đoàn Thị Ly

Thành viên

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Cao Bằng

 

2. Mục tiêu:

- Làm rõ giá trị di sản qua việc đánh giá tính thẩm mỹ, tính độc đáo và quá trình hình thành phát triển địa chất của các danh thắng.

- Mô phỏng lịch sử phát triển và quá trình hình thành các di sản địa chất bằng trí tuệ nhân tạo.

- Đề xuất được các giải pháp bảo tồn di sản và phát triển du lịch bền vững.

3. Các nội dung nghiên cứu chính phải thực hiện:

Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan về điều kiện địa chất, địa mạo vùng nghiên cứu chứa đựng các danh thắng tiêu biểu tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 2: Điều tra, đánh giá đặc điểm địa chất của các danh thắng quốc gia tiêu biểu hồ Thang Hen, Mắt Thần Núi, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, động Dơi và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu.

Nội dung 3: Nghiên cứu, xác định các điều kiện địa chất phục vụ cho việc xây dựng mô hình.

Nội dung 4: Xây dựng mô hình về điều kiện hình thành và lịch sử phát triển địa chất của các danh thắng quốc gia tiêu biểu.

Nội dung 5: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo, mô phỏng điều kiện thành tạo và lịch sử phát triển địa chất các danh thắng quốc gia tiêu biểu tỉnh Cao Bằng.

Nội dung 6: Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các danh thắng phục vụ phát triển kinh tế và du lịch tỉnh Cao Bằng.

4. Thời gian thực hiện: 24 tháng (từ   tháng 12/2024    đến    tháng 12/2026)

5. Phương thức khoán chi: Khoán chi từng phần.

6. Tổng kinh phí: 1.225 triệu đồng.

7. Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến:

- Bài báo đăng trên Tạp chí quốc gia, tạp chí chuyên ngành hoặc trang thông tin của Tỉnh Cao Bằng.

+ 01 bài báo khoa học về “Điều kiện hình thành và lịch sử phát triển địa chất một số danh thắng tiêu biểu ở Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng”.

- Các sản phẩm cụ thể:

+ Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài.

+ Báo cáo đánh giá giá trị di sản và quá trình hình thành, phát triển các danh thắng quốc gia tiêu biểu tỉnh Cao Bằng gồm động Ngườm Ngao, động Dơi, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen và Mắt Thần núi.

+ Năm (5) clips được dựng bằng phim 3D của các danh thắng quốc gia tiêu biểu (động Ngườm Ngao, động Dơi, thác Bản Giốc, hồ Thang Hen và Mắt Thần núi).

+ Báo cáo đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các danh thắng trong khai thác du lịch, phục vụ phát triển kinh tế.

Nội dung chi tiết xin đọc tại đây.

Tin tức khác

 
Vui lòng đợi...