VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIỆN ĐỊA CHẤT

Giới thiệu chung

Viện Địa chất - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

         - Viện Địa chất tiền thân là Viện Các Khoa học về Trái Đất được thành lập vào năm 1976 theo Nghị định số 118/HĐBT của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ). Viện Các Khoa học về Trái đất là một trong 5 đơn vị nghiên cứu đầu tiên của Viện Khoa học Việt Nam trước đây (nay là Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam).

         - Viện Địa chất được đổi tên từ Viện Các Khoa học về Trái đất theo công văn đề nghị số 1194/TH-KH, ngày 29/12/1988 của Viện Khoa học Việt Nam gửi Hội đồng Bộ trưởng và công văn chấp thuận số 2441/KH, ngày 29/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng gửi Viện Khoa học Việt Nam.

          - Viện Địa chất được tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 278/QĐ-VHL ngày 01/3/2023 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Địa chỉ liên hệ:

     • Ngõ 84, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

     • Điện thoại: (+84)(24) 3775.4798

     • Email: vanthu@igsvn.vast.vn

     • Website:http://igsvn.vast.vn/

 


 

Chức năng và nhiệm vụ

• Chức năng:

            Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng, điều tra cơ bản về địa chất, tài nguyên địa chất, thiên tai và môi trường địa chất; cung cấp tư vấn; dịch vụ khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực địa chất theo quy định của pháp luật.

• Nhiệm vụ:

1. Nghiên cứu cơ bản:

     a) Nghiên cứu cấu trúc, kiến tạo - địa động lực, tiến hoá các quá trình địa chất, hoạt động magma, biến chất, trầm tích, lịch sử hình thành và tiến hoá thạch quyển; động lực manti;

     b) Nghiên cứu các quá trình tạo quạng và sinh khoáng; xác lập tiền đề phát hiện, đánh giá triển vọng các loại hình khoáng sản quan trọng và các dạng tài nguyên địa chất khác;

     c) Nghiên cứu cơ chế hình thành, quy luật phát triển các dạng thiên tai địa chất; các giải pháp phòng chống, giảm thiểu thiệt hại;

     d) Nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu, môi trường tự nhiên, cổ địa lý, các vấn đề địa môi trường;

     đ) Nghiên cứu các vấn đề về địa chất công trình- địa kỹ thuật, địa chất thuỷ văn; địa chất hang động và karst.

2. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ

     a) Hoàn thiện và phát triển các công nghệ, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả nghiên cứu, điều tra địa chất, thiên tai địa chất, môi trường và tài nguyên địa chất;

     b) Nghiên cứu và phát triển công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản; các giải pháp sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên khoáng sản và các dạng tài nguyên địa chất khác.

3. Điều tra cơ bản: Đánh giá tài nguyên địa chất, môi trường địa chất, thiên tai địa chất.

4. Các nhiệm vụ khác:

     a) Dịch vụ khoa học, công nghệ, tư vấn trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;

     b) Đào tạo nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;

     c) Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất và các lĩnh vực khác có liên quan;

     d) Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm KHCNVN;

     đ) Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm KHCNVN;

     e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.

Ban lãnh đạo:

      Viện trưởng: PGS. TS. NCVCC. Trần Tuấn Anh

      Phó Viện trưởng: TS. NCVC. Vũ Thị Minh Nguyệt

                                     TS. NCVC. Lại Hợp Phòng

                                     TS. NCVC. Vũ Văn Hà                        

Lực lượng cán bộ (Tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2024):

     - Tổng số: 88

     - Số biên chế: 82

     - Số hợp đồng: 6

     - Giáo sư: 01

     - Phó giáo sư: 01

     - Tiến sĩ: 22

     - Thạc sĩ: 53

     - Cử nhân: 10

     - Khác: 03

Các hoạt động thường xuyên của đơn vị:

     - Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng trong khoa học địa chất.

     - Nghiên cứu triển khai: Nghiên cứu tài nguyên địa chất; Nghiên cứu tai biến địa chất và giải pháp phòng tránh; Nghiên cứu môi trường và công nghệ môi trường; Phát triển và chuyển giao công nghệ.

Những thành tựu nổi bật:

     - Viện Địa chất là cơ quan nghiên cứu hàng đầu, luôn tiên phong trong lĩnh vực khoa học địa chất tại Việt Nam. Viện đã xây dựng được một số hướng nghiên cứu trọng điểm, hội nhập quốc tế với đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao về nghiên cứu magma - sinh khoáng, nghiên cứu chuyển động hiện đại của vỏ trái đất, nghiên cứu tai biến địa chất.

     - Viện đã chủ trì thực hiện xuất sắc nhiều đề tài, dự án khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, Tỉnh và hợp tác Quốc tế theo Nghị định thư. Kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án không chỉ có giá trị khoa học cao về mặt đóng góp hệ thống lý luận về khoa học địa chất, khoáng sản, tai biến thiên nhiên mà còn được áp dụng có hiệu quả vào thực tế nhiều mặt, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở nhiều vùng trên cả nước.

     - Một số sản phẩm khoa học công nghệ tiêu biểu của Viện: Bộ Atlas Tai biến Thiên nhiên Việt Nam, sách chuyên khảo “Intraplate Magmatism and Metallogeny of North Vietnam” do nhà xuất bản Springer phát hành, quy trình thu hồi Indiumg được cấp bằng giải pháp hữu ích, bộ KIT kiểm tra Môi trường được huy chương Vàng hội chợ TECHMART 2005…

     - Viện Địa chất trước đây là một cơ sở đào tạo, hiện nay tiếp tục tham gia đào tạo cho Học viện Khoa học Công nghệ. Đã đóng góp đáng kể vào đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao trong lĩnh vực Khoa học Trái đất. Các cán bộ của Viện tích cực tham gia giảng dạy, hướng dẫn học viên cao học, NCS cho các cơ sở đào tạo khác như Đại học Tự nhiên Hà Nội, Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Đại học Huế…

 

 
Vui lòng đợi...